Liên kết website
Bản đồ hành chính
ban do bac ho Cổng thông tin điện tửTỉnh Khánh HòaCổng thông tin điện tử tỉnh Khánh HòaCổng thông tin điện tử chính phủHệ thống vb pháp luậtTruong xa
Thống kê truy cập
Lịch sử phát triển, điều kiện tự nhiên, KTXH, truyền thống văn hoá, địa giới hành chính, bản đồ cấ

Văn hóa - Truyền thống dân tộc

Văn hóa - Truyền thống dân tộc
Văn hóa - Truyền thống dân tộc

Bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc

Người dân Ninh Diêm chủ yếu là người Kinh, luôn giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đoàn kết cộng đồng làng xã. Trong quá trình di cư, người dân mang theo phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc mình đến vùng đất mới. Những nét văn hoá truyền thống của người Việt như cần cù, nhân nghĩa, đoàn kết được giữ gìn và phát huy. Nơi đây, tập trung phần lớn dân di cư nhưng có quan niệm “Bà con xa, không bằng láng giềng gần” nên càng gắn bó với nhau, nhiều gia đình có truyền thống kết nghĩa anh em, thủy chung trong cộng đồng. Tinh thần “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách” lúc khó khăn hoạn nạn, thắm đượm tình nghĩa xóm làng, trong sáng, thuỷ chung. Lòng thành kính tổ tiên ông bà, cha mẹ, thương yêu trong gia đình; nghĩa vợ chồng trăm năm trọn vẹn; tình bè bạn có trước có sau, “trên kính dưới nhường”, v.v...

Dưới chế độ thực dân phong kiến, dù hoàn cảnh địa lý tự nhiên ngăn cách, đời sống nhân dân thường xuyên vất vả nhưng nhân dân luôn ấp ủ truyền thống hiếu học nên khi có điều kiện nhiều người đã cho con ăn học thành đạt, làm rạng danh cho quê nhà. Người dân Hòn Khói coi trọng việc học nên đã xây dựng Miếu Khổng học để thờ và vinh danh việc học.

Khi thực dân Pháp xâm chiếm tỉnh Khánh Hòa, chúng xóa bỏ nền giáo dục phong kiến, áp đặt nền giáo dục thực dân. Chúng xây dựng các trường học Pháp – Việt nhằm truyền bá tư tưởng và triết lý giáo dục nô lệ lên con em nhân dân. Tại khu vực Hòn Khói chúng xây dựng trường Sơ học Pháp Việt tại làng Thạnh Danh (nay là trường Mầm non) dạy học các lớp sơ cấp.

Ðến đầu thập niên 1960, phong trào học hành ở đây mới bắt đầu quan tâm nhiều hơn, nhà nào cũng cố gắng lo cho con cái đến trường học chữ, học nghĩa; nhiều gia đình đã chắt chiu, dành dụm lo cho con đi học ở xã như: Nha Trang, Sài Gòn... Sau ngày giải phóng đất nước, với chủ trương Giáo dục của Đảng và Nhà nước thông thoáng đã tạo điều kiện cho người dân Ninh Diêm náo nức tiếp tục học tập mở mang dân trí. Hầu hết con em nhân dân được đến trường, nhiều người đã học hành, đỗ đạt cao. Trong đó, Trương Tấn Minh (làng Phú Thọ) là một trong những tấm hiếu học tiêu biểu của quê hương Ninh Diêm.

Từ một thiếu niên con nhà nông dân nghèo, có nhiều người thân ruột thịt tham gia hoạt động cách mạng, cha đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mẹ phải lam lũ, nhọc nhằn cơm áo, cuộc sống rất khó khăn! Thế mà lúc bấy giờ cậu thiếu niên Trương Tấn Minh đã sớm hấp thụ truyền thống hiếu học của quê hương, vượt nghèo, tự lực, vừa làm nghề thợ may để sinh sống, vừa nổ lực học hành thành đạt, tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, sau đó vừa làm việc công sở, vừa tiếp tục học lên cao học, đỗ đạc Thạc sĩ rồi đến Tiến sĩ Y khoa. Là người có học hàm Tiến sĩ duy nhất của quê hương Ninh Diêm từ trước đến nay.

Trương Tấn Minh Không dừng lại ở truyền thống hiếu học, mà còn đem cả tài, đức, tâm huyết của người trí thức xã hội chủ nghĩa để góp phần phụng sự cho công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước trong thời kỳ hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Đã từng là Tỉnh ủy viên – Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa trong giai đoạn đất nước Đổi mới.

Đặc biệt, sau khi rời công sở về nghỉ hưu theo chính sách chung, Trương Tấn Minh đã dành nhiều tâm đức cho việc làm từ thiện xã hội, cứu giúp nhiều người nghèo có cảnh đời bất hạnh ở tỉnh Khánh Hòa và một số địa phương khác...

Quỹ “Trái tim Nhân ái tỉnh Khánh Hòa” do Trương Tấn Minh sáng lập và quản lý đã đem lại sự cứu cánh cho nhiều cảnh đời bất hạnh gần, xa ... rất ngưỡng mộ và biết ơn “Trái tim Nhân ái” của Trương Tấn Minh! Đó là kết quả của truyền thống hiếu học, luyện tài, rèn đức mà nên.

Trương Tấn Minh quả là một tấm gương sáng về truyền thống hiếu học, thành đạt, giàu lòng nhân ái , thương người như thể thương thân. Rất xứng đáng cho các thế hệ trẻ của quê hương Ninh Diêm học tập và noi gương.

Người dân Ninh Diêm có đời sống văn hóa tín ngưỡng phong phú và đa dạng. Chủ yếu là dân tộc Kinh với tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên. Gia đình nào cũng lập bàn thờ gia tiên, đặt ở nơi trang trọng nhất. Ngày giỗ, ngày tết là nơi tụ họp của con cháu để hướng về cội nguồn gia tộc. Một số dòng họ đã xây dựng nhà thờ tổ làm nơi thờ cúng và sinh hoạt tâm linh cho con cháu.

 Đối với cộng đồng, các giáo lý truyền thống của dân tộc được bảo tồn và phát huy. Đình Thạnh Danh được xây dựng từ năm 1750 và được nhà Nguyễn thụ phong 4 sắc vào các năm 1885 – Vua Đồng Khánh nguyên niên, năm 1902 – Vua Thành Thái năm thứ tư, năm 1911 – Vua Duy Tân năm thứ năm, năm 1919 – Vua Khải Định năm thứ tư. Ngoài ra còn có Đình Phú Thọ được xây dựng từ năm 1889. Nơi đây đã bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc, nơi diễn ra những lễ hội, sinh hoạt văn hóa tinh thần của đồng bào. Đó là những thiết chế văn hóa nông thôn được tiếp tục duy trì và phát huy trong công cuộc xây dựng quê hương ngày nay.

Trên địa bàn Ninh Diêm có 02 chùa Phật giáo là chùa Long Thạnh ở tổ dân phố Thạnh Danh và chùa Long Thọ ở tổ dân phố Phú Thọ 1, có 200 người theo đạo Phật. Tín đồ Thiện Chúa giáo có 23 hộ gia đình với 86 tín đồ. Một Thánh thất Cao Đài có 300 tín đồ.

Bên cạnh những nét văn hóa truyền thống của dân tộc, nhân dân các làng biển ở Ninh Diêm đều có miếu thờ Ông Nam Hải (cá voi), cầu mong phù hộ, trời yên, bể lặng, đi làm biển được thuận lợi. Lễ hội Cầu Ngư ở các làng được tổ chức vào những thời gian khác nhau. Song chủ yếu tổ chức vào ngày 16 tháng hai và ngày 16 tháng chín âm lịch hàng năm. Lễ hội có tổ chức hát bội, hò bá trạo và rước nghinh Ông. Lễ Nghinh Ông là lễ rước linh hồn của Ông ngoài biển về lăng để chứng giám cho tấm lòng thành kính của ngư dân. Để mời gọi được linh hồn của Ông về, người ta phải làm lễ tế trên biển hết sức trang trọng với đầy đủ lễ vật lòng thành.

Lễ hội Cầu ngư đậm chất tâm linh và mang nét đẹp văn hóa truyền thống dành riêng cho ngư dân vùng biển nói chung và ngư dân Ninh Diêm nói riêng, được công nhận là di sản văn hóa quốc gia.

 

Họ tên*
Email*
Bình luận*
nguyễn trọng nghĩa
7/8/2021 3:51:54 PM

khai quát tình hình phường ninh diêm

OdE6U
4/19/2022 8:50:39 AM

http://imrdsoacha.gov.co/silvitra-120mg-qrms

Đánh giá Cải cách hành chínhDV công đọ 3tra cuu tinh trang su ly ho so Tra cuu đo 3 Tra cuu tthcTra cuu hs mot cua Nộp trực tuyếnÝ kiến công dânso nghanh dia phuong Tra cuu van ban Hệ thống một cửa
Tin nổi bật
THĂM DÒ Ý KIẾN



Video

6/1/2023 9:33:17 PM

^ Về đầu trang